Tìm hiểu ngành Cao Đẳng Dược – Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội

Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội (Mã trường: CDD0146)
Tên ngành: DƯỢC SĨ
Mã ngành: 6720201
CAO ĐẲNG DƯỢC HỌC MẤY NĂM?
STT Ngành Đào Tạo Đối tượng Thời gian đào tạo
1 Cao Đẳng Dược Tốt nghiệp THPT 30 tháng
2 Liên thông, Văn bằng 2 Cao Đẳng Dược Tốt nghiệp trung cấp trở lên 15-20 tháng

 

Xét tuyển Cao Đẳng Dược – Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội

CAO ĐẲNG DƯỢC HỌC NHỮNG GÌ?

Chương trình đào tạo người Dược sĩ trình độ cao đẳng – Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về Dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên ngành; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các môn theo chương trình chuẩn đào tạo trình độ Cao Đẳng Dược:

  • Các môn đại cương cơ bản như: Toán cao cấp, Toán xác suất thống kê, hóa học đại cương, vật lý đại cương,…
  • Các môn cơ sở ngành như: Giải phẫu sinh lý, Hóa sinh, Sinh lý bệnh dịch, Hoá học đại cương – vô cơ, Sinh học và Di truyền, Vi sinh ký sinh trùng
  • Các môn kiến thức cơ sở chuyên ngành: Bệnh học, Dược, kinh tế Dược, pháp chế Dược, Hóa phân tích, Dược lý học, Bào chế, Kiểm nghiệm, Quản lý tồn trữ thuốc,…
  • Môn Hóa sinh: Nội dung môn học giúp sinh viên nắm được các hiện tượng hóa học xảy ra trong cơ thể người, xét nghiệm và cho ra kết quả lâm sàng để điều trị bệnh.
  • Môn Dược lý: Nội dung môn học giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về Dược động học, lý học, lực học để áp dụng trong hướng dẫn sử dụng các loại thuốc.
  • Môn bào chế: Nội dung môn học giúp sinh viên học được kiến thức và kỹ năng cơ bản để bào chế thuốc ở các dạng thông dụng bằng quy trình và thiết bị công nghệ sao cho phù hợp đúng tiêu chuẩn.
  • Môn Hóa dược: Nội dung môn học giúp sinh viên được học những kiến thức về tổng hợp hóa dược, tác dụng cũng như cấu tạo, phương pháp điều chế Dược…

Ngoài ra, học viên trong quá trình học tập tại  – Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội còn được rèn luyện những kỹ năng mềm như kỹ năng ngoại ngữ; kỹ năng tin học; kỹ năng quản lý. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị phòng thực hành hiện đại đều hỗ trợ tối đa cho việc học tập của sinh viên.

CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG DƯỢC:

  • Nghiên cứu, bào chế và kiểm nghiệm thuốc

Học Cao đẳng Dược – Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Y Dược Hà Nội xong ra làm gì? Nếu bạn đang thắc mắc về câu hỏi này thì không phải lo lắng. Ngoài đầu ra đa dạng thì bạn còn lựa chọn được công việc ngành Dược cực kỳ hấp dẫn. Đó là bạn sẽ được tham gia vào công tác nghiên cứu bào chế mới, đánh giá sản phẩm thuốc, nghiên cứu các phản ứng có hại của thuốc. Đồng thời xem xét có đủ tiêu chuẩn để được cấp giấy phép lưu hành ra thị trường hay không?Với công việc này bạn có thể công tác tại Viện Y học Cổ truyền, Viện Dược liệu, Viện dịch tễ, Viện Kiểm nghiệm thuốc hoặc cũng có thể làm việc tại phòng ban nghiên cứu phát triển sản phẩm ở 1 công ty Dược phẩm. Đặc biệt, nếu như có năng lực thì bạn còn được tham gia làm giảng viên ngay tại trường thuận tiện cho công tác nghiên cứu khoa học luôn.

  • Nghiên cứu viên tiến hành các thử nghiệm lâm sàng

Giai đoạn nghiên cứu thuốc chưa dừng lại ở trên, sau đó bạn cần phải được thử nghiệm lâm sàng, trên động vật sau đó thử nghiệm trên con người. Như vậy thì bạn có thể sẽ được liên hệ với những đơn vị nhận thử thuốc trên lâm sàng, tiếp theo hãy phối hợp với họ trong việc tiến hành thử thuốc trên lâm sàng.Trường hợp công đoạn này thành công thì đáp ứng tiêu chí được cấp phép và sản xuất hàng loạt ra thị trường. Mảng công việc này hiện nay còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường dược phẩm nước ta chủ yếu đều nhập khẩu thì công việc này là định hướng phát triển cũng như tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn sinh viên theo đuổi ngành này. Làm việc tại các nhà máy sản xuất thuốcKhi làm việc tại nhà máy sản xuất thuốc thì bạn sẽ đảm nhiệm những công việc như vận hành máy móc trong xưởng sản xuất dược phẩm đồng thời có liên kết với bên nghiên cứu để tham mưu trong cách bào chế thuốc nhằm mang lại hiệu quả cao đồng thời có độ bền sinh lý, bảo quản thuốc. Ngoài ra còn liên kết với bên kinh doanh nhằm giúp phân phối dược phẩm tốt nhất. Với những bạn có tính cách kỹ thuật và nghiên cứu được xem là khá phù hợp với các công việc này.

  • Dược sĩ Lâm sàng

Dược sĩ lâm sàng là công việc phổ biến sau khi học dược làm gì? Nhiệm vụ của họ bao gồm công tác hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả vừa tốt cho bệnh nhân mà còn cho bác sĩ và cộng đồng. Dược sĩ còn phối hợp với các bác sĩ trong việc thiết kế danh mục thuốc trong Bệnh viện,…Lĩnh vực này hiện nay còn đang rất được ưu tiên phát triển tại Việt Nam mặc dù trên thế giới đã phát triển rất lâu rồi.Dược sĩ hiện nay đã trở thành 1 lĩnh vực rất quan trọng, bởi trên thực tế có khá nhiều ca bệnh sử dụng nhầm thuốc. Chúng có thể không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra hậu quả không tốt đối với sức khoẻ cùng như sự hồi phục của bệnh nhân. Theo đó thì Dược sĩ lâm sàng có thể được làm việc tại phòng khám,  bệnh viện, nhà thuốc, hoặc tương lai có thể trở thành Dược sĩ gia đình với công tác để tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho gia đình. Với xã hội ngày càng phát triển hiện nay thì công việc này cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức để các bạn được trải nghiệm.

  • Dược sỹ nhà thuốc

Đối với dược sĩ đang làm việc tại bệnh viện hay các chuỗi nhà thuốc, thì có thể đảm nhiệm được công việc tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh đồng thời phân phối thuốc theo kê đơn của bác sỹ.

  • Trình dược viên, phân phối thuốc

Trình Dược Viên là công việc mà nhiều bạn lựa chọn nếu có thắc mắc học Dược sĩ Cao đẳng ra làm gì. Cụ thể công việc này sẽ giúp bạn đảm trách việc giới thiệu thuốc đến người dùng bao gồm nhà thuốc, bác sĩ, hay bệnh nhân.Nếu sở hữu tấm bằng Cao đẳng Dược đồng thời có khả năng giao tiếp tốt thì Trình Dược Viên là một vị trí phù hợp với bạn. Hiện nay các hãng dược phẩm chủ yếu đào tạo về chuyên môn nhằm giúp đáp ứng được công việc việc giới thiệu thuốc cũng như có khá nhiều kỹ năng về Marketing, giao tiếp, team work, về sales,… Đây chắc chắn sẽ mang lại cho bạn kỹ năng sống tuyệt vời sau này. Với những bạn sở hữu tính cách trội thiên về nhóm xã hội, nghiên cứu và quản lý sẽ hứng thú khi làm các công việc này.

  • Làm Marketing Dược

Nếu như Trình Dược Viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì những người làm Marketing thường đứng đằng sau phụ trách những công việc hỗ trợ cho TDV, cụ thể như thực hiện chiến dịch truyền thông – quảng cáo ( trên Tivi, Báo mạng, Báo giấy, Radio, Mạng xã hội,…).Có thể tham gia tổ chức các sự kiện hay nghiên cứu thị trường, tổ chức các cuộc khảo sát,…giúp “thu hút và gìn giữ” khách hàng đối với các sản phẩm, về với Doanh nghiệp. Đây được xem là 1 lợi thế cực kỳ lớn đối với mỗi bạn Sinh viên ngành Dược để mang lại kiến thức cùng với kỹ năng tốt về Marketing.

  • Làm Bộ phận quản lý Dược

Đối với các bộ phận liên quan đến quản lý về thuốc, bạn sẽ đảm nhiệm công việc sau: Đấu thầu thuốc (ở Tỉnh, các Bệnh viện); Quản lý Chất lượng thuốc; Sở hoặc Phòng Y tế sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các loại thuốc được lưu thông trên thị trường. Với những bạn có tính cách trội nằm trong nhóm xã hội, nghiên cứu hay quản lý sẽ khá hứng thú khi làm các công việc này.

  • Bán thuốc tại các quầy thuốc hoặc nhà thuốc

Đây là công việc mà nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Dược lựa chọn. Hành trình này giúp bạn được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để phục vụ cho định hướng phát triển nghề nghiệp bản thân. Nếu bạn có yêu thích thì đừng bỏ lỡ nhé.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG DƯỢC
    • 01 Phiếu đăng kỹ xét tuyển
    • 02 Sơ yếu lý lịch có dấu của xã, phường (bộ hồ sơ HSSV)
    • 02 Học bạ (công chứng)
    • 02 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (công chứng)
    • 02 CMND hoặc Thẻ căn cước (công chứng)
    • 02 Giấy khai sinh (công chứng)
    • 04 ảnh 4×6 (ghi họ tên, ngày sinh, quê quán mặt sau)

Bài viết cùng danh mục